LÀM CHA MẸ KHÔNG DỄ Bài viết được đăng trên báo Phụ Nữ 18/04/2016 |
Đầu tư cho con, thiếu hay đủ?
Các học viên cùng nhau nhớ lại, giây phút đầu tiên nhìn thấy đứa trẻ với bao cảm xúc thiêng liêng. Rồi con lớn lên trong tình yêu và sự che chở của cha mẹ. Những thách thức cũng lớn cùng con: con quậy, không nghe lời, lầm lì, quát lại cha mẹ… Cha mẹ thì nóng giận, la mắng, căng thẳng, phớt lờ, bỏ mặc, lắm lúc cảm thấy… đuối.
Họ không đổ lỗi cho con, đó là lý do mà họ đến lớp, ngồi cùng nhau để xem trong cách giáo dục, đầu tư cho con có điều gì thiếu sót. Về vật chất, mọi người đề u sắm cho con quần áo, giày dép… từ khi con chưa ra đời. Đi “cày” để kiếm tiền cho con là niềm vui của cha mẹ; con nhỏ mua đồ chơi, con lớn mua nhà, mua xe… Trong khả năng của mình, cha mẹ nào cũng hào phóng cho con.
Đến phần thể chất, sức khỏe của con, họ có vẻ “ngập ngừng” hơn. Bởi không thể đảm bảo cho con một môi trường sống sạch khi không khí ô nhiễm, thực phẩm nhiễm độc. Không ít người nhận ra con mình ít vận động, ngồi nhiều do học, chơi game, coi ti vi… trong khi cấu trúc của cơ thể cần có hoạt động tay chân, đi bộ, tập thể dục. Ngay cả giấc ngủ của con cũng không hẳn đã chuẩn. Tuy nhiên, về nhu cầu ăn mặc, sức khỏe thể chất của trẻ, cha mẹ tương đối an tâm khi đã cung cấp khá đủ cho con “năng lượng cứng” để trẻ tăng cân, cao lớn.
Ảnh: Khóa học Kỹ Năng Làm Cha Mẹ tại Trung tâm InnerSpace |
"Năng lượng mềm" để trẻ trưởng thành
Việc dạy con học, cha mẹ giao cho thầy cô. Cha mẹ lo nộp tiền. Về phần trí tuệ, đứa trẻ có biết phán xét, phân định và quyết định những vấn đề của mình không? Ngay cả một đứa học sinh giỏi, cha mẹ vẫn không tin con mình đã khôn lớn, nên hay giành quyền chọn sở thích, chọn bạn, chọn trường đại học, chọn nghề nghiệp cho con… Những điều này gây ra xung đột giữa cha mẹ và con cái.
Cảm nhận của con về cuộc sống cũng dựa vào trí tuệ. Trong lĩnh vực này, cha mẹ bắt đầu “lơ mơ”, bởi hầu như cha mẹ biết rõ con mình học môn gì, bao nhiêu điểm, tốt nghiệp loại gì, nhưng quan điểm của con thế nào về tình bạn, tình yêu, về những vấn đề xã hội, dân sinh… thì dường như “nó chỉ nói với bạn bè”. Con càng lớn, “kênh” giao tiếp giữa cha mẹ và con cái càng giảm lượng phát sóng. Điều này liên quan đến phần đầu tư của cha mẹ vào tinh thần của con bao gồm suy nghĩ, cảm xúc, thái độ và ký ức.
Nhiều học viên trầm tư khi được hỏi: “Bạn có thường hỏi con nghĩ gì khi con buồn, con vui. Lúc con còn bé, con bị ngã, bạn cần biết con đau chỗ nào, hay muốn biết cảm xúc của con. Khi con gặp rắc rối, có phải cha mẹ là người đầu tiên con tìm đến? Và khi con trưởng thành, quay về gia đình là vì trách nhiệm, nghĩa vụ hay vì ký ức đầy yêu thương?”. Khi thảo luận, họ không ngại bày tỏ thiếu sót của mình trong việc này, khó hiểu được con cái, nhiều khi thấy con như người lạ trong nhà.
Ảnh: Khóa học Kỹ Năng Cha Mẹ tại Trung tâm InnerSpace |
Chị Huyền Nga, người dẫn theo hai cô con gái đến lớp, với mong muốn để mẹ con hiểu nhau hơn, tâm sự: “Nhiều lúc giữa mẹ con xảy ra xung đột, mình phải đầu hàng: “Xin lỗi, mẹ đã hết sức cố gắng mà vẫn không hiểu nổi con muốn gì”. Bày tỏ cảm xúc yêu thương nhau, cần nhau là thói quen ít dần trong nhiều gia đình. Khi con lớn, cha mẹ nhận được thông tin của con nhiều hơn cảm xúc của con. Biết rằng, nó vẫn thương mình, nhưng sao nó không ngại làm những việc khiến cho cha mẹ đau buồn”.
=>> Xem nội dung khóa học KỸ NĂNG CHA MẸ sắp tới.
Theo dòng sự kiện kỷ niệm 20 năm Inner Space tại Việt Nam |
Góc kỹ năng cha mẹ, những bài báo có thể bạn cũng muốn đọc:
LÀM GÌ KHI CON "BUỒN CHẾT ĐI ĐƯỢC"?BẢO VỆ CON BẠN KHI LÊN MẠNG - Diane G. Tillman
DỪNG LẠI MỘT CHÚT TRƯỚC KHI VÀO NHÀ
7 câu nói từ người lớn vô tình phá hoại cuộc đời trẻ
LÀM GÌ KHI TRẺ KHÓC? [11 Giải Pháp Hiệu Quả Nhất]
SUY NGHĨ CỦA MẸ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CON NHƯ THẾ NÀO KHI MANG THAI?
Ảnh: Khóa học Kỹ Năng Cha Mẹ tại InnerSpace |
0 bình luận :
Đăng nhận xét