Inner Space Việt Nam, trực thuộc Hội Khoa Học Tâm Lý Giáo Dục TP. HCM và có mặt tại Việt Nam hơn 25 năm, là một trung tâm hoạt động vì cộng đồng chuyên về lĩnh vực sức khỏe tinh thần. Website: InnerSpace.vn | Hotline: 0379996867

Inner Space Việt Nam - Trực thuộc Hội Khoa Học Tâm Lý Giáo Dục TP. HCM số 10/QĐ-HKHTLGD

Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

LÀM GÌ KHI TRẺ KHÓC? [11 Giải Pháp Hiệu Quả Nhất]

Làm gì khi trẻ khóc?


lam-gi-khi-tre-khoc-ky-nang-cha-me

Ai cũng biết trẻ sơ sinh giao tiếp bằng tiếng khóc. Khi trẻ biết đi, biết nói, bạn mong đợi con phải biết xử lí cảm xúc của nó như người lớn. Nghiên cứu cho rằng bộ não con người là mạng điện tử phản ứng tức thì đối với tiếng khóc của trẻ, khiến họ chú ý và sẵn sàng giúp đỡ. Tiếng trẻ khóc kích thích hồi đáp chiến đấu hay bỏ chạy, tăng nhịp tim và thúc đẩy bạn hành động… ngay cả khi đứa trẻ ấy không phải là con bạn.

>> Xem thông tin khóa học Kỹ năng cha mẹ <<

Trẻ khóc không nhất thiết do buồn.

Với nhiều trẻ biết đi, khóc không phải do buồn mà là cách xử lý cảm xúc. Trẻ có thể khóc vì giận dữ, thất vọng, sợ hãi, phấn khích, bối rối, lo lắng hoặc thậm chí hạnh phúc. Vấn đề là, trẻ có thể thiếu khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ và tự nhận thức để giải thích cảm xúc của mình. Vì thế, hỏi, “sao khóc vậy con?” hiếm khi nhận được hồi đáp hiệu quả từ trẻ.

“Nín đi!” = làm cuộc đời rối lên làm gì?

Bạn tưởng như vậy sẽ là vỗ về trẻ và bạn cũng có thể đỡ xót con. Tuy vậy, con ngay tức thì biết rằng bạn không hiểu con đang cảm thấy thế nào. Do vậy, trẻ có thể phản ứng ngược lại bằng khóc to hơn hoặc dai dẳng hơn.

“Nín đi!” là yêu cầu trẻ thôi khóc và cũng bảo rằng cảm xúc như vậy là không quan trọng và không hợp lí. Dẫu chuyện xảy ra đối với bạn là nhỏ, nhưng không công nhận cảm xúc của trẻ, là bỏ lỡ cơ hội cho cả bạn và con học xử lý cảm xúc theo hướng tích cực.

Là cha mẹ, là hỗ trở sự phát triển khả năng tự điều chỉnh cảm xúc ở con, nhưng chỉ khi bạn cư xử với con bằng hiểu biết và thấu cảm.

“Xem nè!” = Có trò này vui hơn này!

Nhiều cha mẹ đánh lạc hướng con bằng nhiều thứ… Cha mẹ lại bỏ lỡ cơ hội kết nối với con và dạy con cách xử lý cảm xúc của mình. Có trường hợp, con đòi đồ chơi của bạn, cha mẹ lấy đồ chơi khác cho con hoặc ẫm con đi chỗ khác, nhưng trẻ vẫn khóc, thậm chí, lớn hơn và gào lên để được lắng nghe.

Đúng là đôi khi sự phân tán có thể hiệu quả, nhưng chỉ tạm thời bởi con sẽ không học cách đương đầu với tình huống tương tự hoặc có cảm xúc tích cực hơn sau này.

lam-gi-khi-tre-khoc-ky-nang-cha-me

Phải nói gì?

Trước nhất, bạn phải giữ bình tĩnh. Nếu bạn tức giận, căng thẳng hoặc cáu gắt, những lời bạn nói ra sẽ khiến trẻ tuyệt vọng. Hít một hoặc 2 hơi, công nhận cảm xúc của bạn, tập trung vào những gì đang diễn ra bên trong bạn (tim có thể đập nhanh hơn, hàm có thể đang nghiến chặt, căng cơ) và khi bạn đã sẵn sàng, hãy nói nhỏ và nhẹ nhàng:

1. “Chúng ta cùng một đội. Mẽ sẽ giúp con”. Trẻ có thể lớn tiếng, “con không cần”, những vẫn nhận ra mẹ sẽ cùng mình khi cần.

2. “Mẹ có thể thấy chuyện này khó với con”. Trẻ hiểu rằng bạn đang lắng nghe và thấy rõ những gì trẻ đang chịu đựng.

3. “Mẹ hiểu con đang buồn/thất vọng/sợ hãi/lo lắng và điều đó là chuyện bình thường”. Củng cố cho trẻ thấy rằng cảm thấy như vậy không phải là xấu.

4. “Điều đó thật buồn/bực/thất vọng”. Công nhận điều khiến trẻ khóc, giúp trẻ nhìn ra điều đã kích thích cảm xúc của trẻ và tìm ra điều cần làm khi cảm xúc này xuất hiện.

5. “Chúng ta dừng lại một tí nhé”. Giúp trẻ hiểu có lúc cần tạm lắng để trấn an mình. Trẻ có thể mệt mọi hoặc quá kích thích và chỉ cần tạm lắng trước khi quay lại hoạt động.

6. “Mẹ yêu con. Con an toàn”. Trẻ thấy mình không đơn độc, có thể cần một cái ôm, nựng hoặc nắm tay trẻ để thấy rằng bạn thực sự cùng trẻ để giúp trẻ.

7. “Con cần mẹ giúp/làm lại không?” Nhiều lần khi trẻ khóc toáng lên, trẻ cần một trong 3 điều: 1) giúp để hoàn thành một việc, 2) tách khỏi tình huống gây xúc cảm, 3) giúp làm lại gì đó. Hỏi trẻ xem trẻ cần giúp gì, không cần bảo trẻ phải làm thế nào. Điều trẻ cần là được làm mạnh, giúp đỡ để thấy mình quan trọng và có ý nghĩa.

8. “Mẹ biết con đang khóc, nhưng mẹ không biết con cần gì. Nói mẹ hiểu đi”. Thậm trí trẻ chưa đủ vốn từ để diễn đạt, nhưng đây là cơ hội để trẻ thực tập.

9. “Mẹ nhớ khi con…” Mặc dù nó có vẻ giống như thủ thuật đánh lạc hướng, giúp trẻ nhớ lại một khoảng thời gian khi trẻ cảm thấy hạnh phúc và bình an. Cách này giúp trẻ chuẩn bị tư thế cho não để suy nghĩ lí trí. Cố giải thích lý do khi trẻ đang xúc động mạnh, chẳng khác gì thương lượng với một nhà độc tài nhỏ bé. Trẻ không chuẩn bị nghe lí do khi đang có cảm giác tuyệt vọng hoặc tức giận hoặc buồn hoặc cáu gắt.

10. “Chúng ta cùng giải quyết”. Tìm ra giải pháp giúp trẻ xử lý cảm xúc của trẻ, dạy trẻ cách nhìn nhận một vấn đề khách quan và đưa ra những giải pháp khả quan.

11. Bạn hãy im lặng và để trẻ có không gian yêu thương. Hãy là cây cột thấu hiểu và làm mạnh trẻ.


Phạm Thị Sen
Phụ trách trung tâm Inner Space Bình Triệu


0 bình luận :

Đăng nhận xét


THIEN-INNER-SPACE-TRISH-SUMMERFIELD-VIET-NAM