Inner Space Việt Nam, trực thuộc Hội Khoa Học Tâm Lý Giáo Dục TP. HCM và có mặt tại Việt Nam hơn 25 năm, là một trung tâm hoạt động vì cộng đồng chuyên về lĩnh vực sức khỏe tinh thần. Website: InnerSpace.vn | Hotline: 0379996867

Inner Space Việt Nam - Trực thuộc Hội Khoa Học Tâm Lý Giáo Dục TP. HCM số 10/QĐ-HKHTLGD

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

Đột nhiên nghe tin mình bị trọng bệnh - Góc Bình An [ New ]

trish-summerfield-dot-nhien-nghe-tin-minh-bi-trong-benh-goc-binh-an
"Đột nhiên nghe tin mình bị trọng bệnh" - Trên Góc Bình an báo Phụ Nữ

Hít thở


Ngay khi nghe tin về bệnh, hoặc sau một thời gian nghe tin, chúng ta sẽ rất ngạc nhiên hoặc bị sốc. Thái độ này có thể tác động trực tiếp đối với cơ thể và tâm trí của chúng ta. Khi có cảm xúc mạnh như sợ hãi, giận dữ, lo lắng, chúng ta nên hướng sự chú ý của mình vào hơi thở. 
Hãy hít thở sâu một vài lần, đưa không khí xuống tận đáy phổi và rồi thở ra hoàn toàn. Hãy nói với chính bạn “Hãy hít thở.”

Bằng cách đưa không khí xuống đáy phổi, chúng ta tự động buông đi những căng thẳng mà chúng ta đang lưu giữ trong bao tử của mình – bao tử là một trong “những nơi yêu thích” để lưu giữ căng thẳng. Thêm vào đó, những cảm xúc mạnh như sợ hãi và lo lắng thường dẫn đến hơi thở nông và ngắn khi chúng ta chỉ hít không khí vào đến ngực. Điều này sẽ tạo ra việc thiếu oxy cung cấp cho não, gây ra choáng váng và căng thẳng nhiều hơn. Việc hít không khí đến tận đáy phổi đồng nghĩa với việc chúng ta đang làm một điều rất tốt cho cơ thể và tâm trí. Hít thở sâu cho chúng ta cảm giác thư thái và tĩnh tại. 

Dịu dàng vuốt ve cánh tay hoặc bàn tay của bạn với thật nhiều sự quan tâm và lòng trắc ẩn  


Sau khi hít thở sâu, hãy dịu dàng vuốt ve cánh tay hoặc bàn tay của bạn với thật nhiều sự quan tâm và lòng trắc ẩn giống như bạn làm cho người mà bạn hết mực yêu thương và trân quý. Hãy là người bạn tốt của chính mình trong hoàn cảnh này. Sự xoa dịu này hỗ trợ bạn trong khi bạn đang nỗ lực thích nghi với tin tức hoặc tình huống mới.

Chấp nhận cảm xúc bạn đang có


Nếu bạn đang quá lo lắng hoặc sợ hãi, trong khi bạn đang hít thở sâu và vuốt ve cánh tay của mình, hãy nói với chính bạn bằng sự chấp nhận và yêu thương “Bạn đang cảm thấy lo lắng vào lúc này” Hoặc “Bạn đang cảm thấy sợ hãi.”

Hãy nói với mình như một người bạn hỗ trợ


Hãy tiếp tục hít thở và trò chuyện với chính mình trong khi bạn đang bình tâm trở lại bằng cách chấp nhận cảm xúc của mình, khi bạn đã sẵn sàng, bạn có thể hỗ trợ cho chính bạn bằng cách tâm sự với chính mình như “Mặc dù đây là một tình huống thách thức, tôi sẽ vượt qua thôi.” Hãy là người bạn tốt nhất của chính bạn trong thế giới này vào lúc này và chỉ chia sẻ những lời nói tốt bụng. Hãy nói chuyện với chính mình trong yên lặng. Viết nhật ký cho chính mình là một hoạt động tuyệt vời  trong giai đoạn đầu và cũng như trong giai đoạn chữa lành.

trish-summerfield-dot-nhien-nghe-tin-minh-bi-trong-benh-goc-binh-an
Diễn giả: Trish Summerfield, cố vấn InnerSpace

Chọn lựa việc chữa lành của bạn


Rất có thể bạn được mọi người chia sẻ nhiều ý kiến khác nhau về việc chữa lành từ bác sĩ, bạn bè, bà con, đồng nghiệp. Rất có thể bạn sẽ được nghe kể từ câu chuyện này đến câu chuyện khác về những thành công cũng như thất bại qua các loại chữa bệnh khác nhau và nghe nhiều quan ngại và lời khen về các kiểu chữa bệnh. Trong những tình huống như thế, hãy nhớ rằng, bạn là chủ nhân của cuộc đời bạn và cần tĩnh lặng để suy ngẫm về quá trình chữa trị mà bạn muốn  cho bệnh của bạn.

Vào lúc này, bạn tìm một không gian bình an, yên tĩnh và mang theo sổ tay để ghi chú những suy nghĩ mà bạn suy ngẫm. Bệnh ngoài sự kiểm soát của bạn, nhưng bạn có thể chọn cách chữa lành trong sự kiểm soát của mình. Nghiên cứu cho thấy rằng sự tự tin của bệnh nhân, niềm tin về sự chữa lành đã thực sự gia tăng hiệu quả của sự chữa lành.

trish-summerfield-dot-nhien-nghe-tin-minh-bi-trong-benh-goc-binh-an

Hãy cho bạn không gian của riêng mình


Nghe tin bạn bị bệnh, bạn bè và những người thân có thể bộc lộ những quan ngại và nỗi lo sợ của họ. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, tuy nhiên, rất quan trọng là bạn phải giữ được trạng thái tâm trí bình an và tĩnh tại,  điều này sẽ giúp cho bạn rất nhiều trong việc chữa lành. Hãy có mục đích chia sẻ những điều tích cực với nhau nhiều nhất có thể và hãy giữ cho đàm thoại của bạn nhẹ nhàng và hạnh phúc. Nếu thỉnh thoảng bạn cần đi dạo một mình hoặc mở nhạc nhẹ để thư giãn.

trish-summerfield-dot-nhien-nghe-tin-minh-bi-trong-benh-goc-binh-an

Tôi là thực thể bên trong             


Khi có một chiếc xe máy, chúng ta phải chăm sóc nó. Nếu điều gì xảy ra với nó, chúng ta nhận ra đó là vấn đề của chiếc xe, chúng ta sửa chữa nó, và tiếp tục.

Tương tự,  mặc dù cơ thể của chúng ta trải qua một thách thức và bệnh nặng, nhưng tôi -thực thể sống bên trong hoặc “người tài xế” của chiếc xe cơ thể thì vẫn ổn và khoẻ mạnh. Sẽ nhẹ nhàng hơn,  khi chúng ta nói “cơ thể này của tôi không khoẻ”, “cơ thể của tôi đang trong quá trình được chữa lành” thay vì nói, “Tôi bệnh” “Tôi có bệnh”.

Bằng cách này, tôi trao cho tôi, thực thể bên trong, một cơ hội để xây dựng sức mạnh, sự bình an, và sức khoẻ tinh thần, không phụ thuộc vào bệnh của tôi. Năng lượng tích cực bên trong giúp phục hồi sức khoẻ cho cơ thể của tôi. Tâm thức “Tôi là thực thể bên trong” khỏe mạnh mang lại sự nhẹ nhàng giúp tôi quản lý được thách thức mà cơ thể đang phải đối mặt.

Bạn sử dụng thời gian này như là một cơ hội để hiểu sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa Tôi là thực thể bên trong và cơ thể. Hãy chú ý ảnh hưởng của cả những cảm xúc tích cực và tiêu cực mà chúng ảnh hưởng đến cơ thể bạn.  Thí dụ, hãy chú ý xem giận dữ và bình an có ảnh hưởng như thế nào đối với não, tim, và cơ của bạn, v.v.  Điều này sẽ giúp bạn ý thức hơn trong việc tạo ra những ra cảm giác tích cực để hỗ trợ cho cơ thể bạn khi đang trải qua quá trình chữa lành.

trish-summerfield-dot-nhien-nghe-tin-minh-bi-trong-benh

Hãy làm điều gì mà bạn đã luôn mong muốn


Tuỳ thuộc vào mức độ năng lượng của bạn, hãy học điều gì đó hoặc thăm một nơi nào đó mà bạn đã luôn muốn trong quá trình chữa lành. Hãy dùng thời gian này như một cơ hội để học hỏi hoặc phát triển một điều gì mới trong bạn.

Cố vấn Trung tâm Innerspace Việt Nam

dot-nhien-nghe-tin-minh-bi-trong-benh-goc-binh-an
Hình ảnh bài viết trên trang báo Phụ Nữ Online

NHỮNG BÀI VIẾT NÊN ĐỌC

Người gieo mầm hạnh phúc - Trish Summerfield

trish-summerfield-dot-nhien-nghe-tin-minh-bi-trong-benh-goc-binh-an
Ảnh: Khóa học tại Trung tâm InnerSpace Bình Triệu


Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

BẢO VỆ CON BẠN KHI LÊN MẠNG - Diane G. Tillman (Nhà tâm lý giáo dục Mỹ)

Số lượng các vụ tự tử của trẻ em 11-14 tuổi đang gia tăng. Trong đó một số trường hợp có liên quan đến những ý kiến ác ý đối với những nội dung mà các thanh thiếu niên đăng tải trên Facebook, Ask.fm hoặc YouTube.


Thật khó để không bị tổn thương bởi những lời bình kiểu như “chết quách đi cho rồi”. Cha mẹ giúp con đối phó với vấn nạn công kích trên mạng như thế nào? Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhà tâm lý giáo dục Mỹ Diane G. Tillman.

Phóng viên: Mạng xã hội đang bùng nổ, trẻ em cũng không tránh được trào lưu này. Theo bà, cha mẹ nên cho con trẻ tiếp xúc Facebook từ độ tuổi nào?

Bà Diane G. Tillman: Độ tuổi sớm nhất để vào Facebook là 13. Cha mẹ hãy cho con biết là mình yêu thương con và giải thích lý do tại sao lại nói “không”. Cha mẹ có thể nói: “Cha mẹ yêu con vô cùng và muốn con có những người bạn thật sự chứ không phải là hàng trăm người quen. Cha mẹ muốn con tìm hiểu về khoa học, không gian và những điều mà con đang quan tâm hơn là biết ai đang làm gì, đi đâu. Đây là những năm quan trọng để con dành cho việc học, vì con còn rất nhiều điều muốn biết. Cha mẹ muốn con có cuộc sống tuyệt vời. Để được như vậy, có một số điều con cần học ngay bây giờ”.

Hãy lắng nghe phản hồi của con, nhưng vẫn cương quyết nói không.

* Khi mạo hiểm với mong muốn tham gia mạng xã hội của con, cha mẹ cần giám sát như thế nào?

Khi con muốn dùng Facebook hoặc một trang mạng xã hội nào khác, cha mẹ hãy “kết bạn” Facebook với con để bạn xem được tất cả các dòng trạng thái của con. Hãy luôn giám sát nhưng theo một cách yên bình và thân thiện, yêu thương và tử tế. Một mối quan hệ tôn trọng cởi mở để con cảm thấy thoải mái tâm sự với cha mẹ là cách bảo vệ tốt nhất dành cho con.

Nếu con nhận được những lời bình mang tính hận thù trên phương tiện truyền thông xã hội, hãy tích cực lắng nghe những cảm xúc, suy nghĩ của con. Thảo luận với con, những người bạn thật sự thì luôn quý trọng, yêu thương và hỗ trợ bạn bè. Giúp trẻ nhận định tình hình. Giúp trẻ giữ được lòng tự trọng và nhận ra rằng, những người đang hành động xấu xa hoặc nhẫn tâm thì không phải là những người bạn. Họ là những người đã hư hỏng. Cha mẹ có thể hỏi con: “Giả sử con năm tuổi và con phải chọn giữa ba người bạn chia sẻ đồ chơi yêu thích của các bạn ấy với con hoặc ba bạn khác ném bùn, đá vào con rồi chế giễu con, con sẽ chọn những bạn nào?”. “Vậy tại sao con lại muốn giao du với những người có hành động ác ý và bắt nạt người khác?”.

Trò chuyện với con về lợi ích của việc không tham gia vào các trang mạng xã hội trong ba hoặc bốn tháng. Hãy hỏi con: “Có lợi gì không khi giao du với những người lấy việc làm tổn thương người khác làm niềm vui cho mình?”. Hoặc: “Con là một người giàu lòng yêu thương, thấu cảm và đáng yêu. Con… (kể tên các tính tốt của bé). Con xứng đáng có những người bạn thật sự”.
>>> Đăng ký học KỸ NĂNG CHA MẸ tại InnerSpace <<<
* Chẳng may, con bị công kích trên mạng thì cha mẹ nên giúp con như thế nào? Khi nào cần kịp thời cách ly trẻ khỏi mạng xã hội?

Nếu có ai đó đang công kích con trên mạng, tốt nhất hãy đối phó cùng với một nhóm hỗ trợ. Cha mẹ cùng con thảo luận xem liệu có phải là một ý hay nếu xóa tài khoản, đổi số điện thoại di động và tạo ra một tài khoản mới mà chỉ có những người bạn thật sự mới kết nối được với con. Có thể cân nhắc xem cần thông báo cho ban giám hiệu nhà trường hoặc chính quyền. Cũng có thể cần tham khảo ý kiến chuyên gia tâm lý về những gì đang xảy ra. Nếu con đang nhận những tin nhắn có tính hăm dọa, đã đến lúc phải liên hệ với công an.
Nếu những lời bình luận gây tổn thương vẫn tiếp tục được gửi đến, lúc đó hãy thảo luận với con về hai lựa chọn: hoặc con sẽ ngưng đăng nhập tất cả các mạng xã hội trong ba hoặc bốn tháng, hoặc con cho phép cha mẹ xem trước khi các thông tin được đăng tải. Hãy cho con quyền lựa chọn.

Giải thích với con là không ai - dù là trẻ em hoặc người lớn - phải tiêu hóa một thực phẩm bị nhiễm độc - trong trường hợp này là những lời lẽ bị nhiễm độc. Hãy làm những gì cần thiết để ngăn chặn mọi thứ có thể gây tổn thương cho con. Trong thời gian đó, hãy tăng cường các hoạt động tích cực trong gia đình để hỗ trợ con.

sach-cam-nang-nuoi-day-con
Sách Cẩm nang Nuôi dạy con - Tác giả Diane G. Tillman
* Những hoạt động tích cực cụ thể là gì, thưa bà?

Hãy cố gắng sắp xếp “thời gian chúng ta bên nhau” như hoạt động không thể thiếu mỗi ngày. Tạo cơ hội cho con chơi với những bạn tốt của con và thực hành các kỹ năng chống bắt nạt đã được đề cập ở trên. Tập thể dục hoặc chơi thể thao mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa trầm cảm và phục hồi tâm lý. Gợi ý để con tham gia môn thể thao nhóm hay nhóm khiêu vũ hoặc cha mẹ có thể dành khoảng 30 phút mỗi ngày để trò chuyện với con. Có chế độ ăn uống tốt và lan tỏa những điều tích cực cho con mỗi ngày. Cùng nhau xem những bộ phim mang lại sự lạc quan, đọc các sách nuôi dưỡng tinh thần - hãy cho con thấy con quan trọng như thế nào đối với cha mẹ và các phẩm chất của con là đặc biệt đối với gia đình cùng thế giới. Nói với con là cha mẹ biết đây là một việc khó, nhưng mọi chuyện sẽ qua đi và cha mẹ tin sự việc sẽ tốt đẹp theo thời gian.

* Xin cảm ơn bà.

Trường Sơn (thực hiện)
Phóng viên báo Phụ Nữ

Góc kỹ năng cha mẹ, những bài báo nên đọc:

LÀM CHA MẸ KHÔNG DỄ
LÀM GÌ KHI CON "BUỒN CHẾT ĐI ĐƯỢC"?
BẢO VỆ CON BẠN KHI LÊN MẠNG - Diane G. Tillman
DỪNG LẠI MỘT CHÚT TRƯỚC KHI VÀO NHÀ
7 câu nói từ người lớn vô tình phá hoại cuộc đời trẻ
LÀM GÌ KHI TRẺ KHÓC? [11 Giải Pháp Hiệu Quả Nhất]
SUY NGHĨ CỦA MẸ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CON NHƯ THẾ NÀO KHI MANG THAI?

Nắm vững kỹ năng lên mạng an toàn
Trẻ em chơi trò chơi trực tuyến ở những độ tuổi ngày càng sớm,  có thể sáu hoặc bảy tuổi. Hãy giới hạn thời gian chơi của con và lựa chọn cẩn thận những trò nào con được phép chơi. Có một số trò chơi lành mạnh và hợp lý. Các cháu có thể luyện kỹ năng tính toán, kỹ năng đọc và tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau.
Đối với trẻ lớn hơn, các nguồn trên mạng có thể là công cụ tuyệt vời để học hỏi về một loạt các chủ đề. Tuy nhiên, cũng có nhiều trò chơi và trang web không tốt cho trẻ em và thanh thiếu niên. Nếu con bạn tham gia trò chơi hay tra cứu thông tin trên mạng, bạn cần học cách điều chỉnh các thiết lập trên ứng dụng mà các con đang sử dụng để hạn chế quyền truy cập vào những nội dung có hại hoặc không phù hợp với lứa tuổi.
Con bạn cần hiểu rằng, trên đời này có người không an toàn, không tốt cho trẻ em. Do con chưa đủ hiểu biết để phân biệt ai là người lớn an toàn và ai không an toàn trên mạng, nên điều quan trọng là phải có một nguyên tắc: không chia sẻ tên, tuổi, địa chỉ của mình với những người quen biết qua internet.
Điều khôn ngoan nhất nên làm là đặt máy tính của con trong khu vực sinh hoạt chung trong nhà. Cách bố trí như thế sẽ thuận tiện cho các con của bạn khi chúng cần làm gì trên máy tính hoặc chơi trò chơi và cũng dễ dàng cho cha mẹ theo dõi hoạt động của các con trên máy tính một cách tự nhiên.

Diane G. Tillman
Nguồn: Báo Phụ Nữ

NHỮNG CUỐN SÁCH CỦA Diane G. Tillman ĐÃ ĐƯỢC XUẤT BẢN TẢI VIỆT NAM

1/ Cẩm nang Nuôi dạy con
2/ Bộ sách giá trị sống cho tuổi trẻ.

Ảnh: Bài viết trên báo Phụ Nữ
ĐỌC THÊM


Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2018

LẠI YÊU EM, CUỘC ĐỜI ƠI! Phạm Thị Sen

Lại yêu em, cuộc đời ơi!
Bạn có nhớ thức dậy vào buổi sáng, ra khỏi giường và nóng lòng chờ một ngày mới đang mở ra trước mắt? Mỗi ngày là một cuộc phiêu lưu. Cảm giác đó đâu rồi? Có phải đã bị lạc vào những chuyện phải làm trong ngày không?
lai-yeu-em-cuoc-doi-oi-pham-thi-sen-trish-summerfield
Cô Trish Summerfield, cô Phạm Thị Sen
Bạn có đang sống cho qua ngày, hy vọng, thất vọng, lo lắng, vui và buồn… không? Quan trọng nhất, làm thế nào chúng ta có thể lấy lại được cảm giác nóng lòng cho một ngày mới?

Đeo “cặp kính”mới: Thử chỉ trong hôm nay thôi, đeo vào “cặp kính” sáng lấp lánh, đó chính là ánh nhìn hướng vào những “lung linh” trong thế giới của bạn. Có thể đấy là bầu trời xanh hoặc một nụ cười của đồng nghiệp, của người hàng xóm hoặc thức uống nóng hoặc một điều tốt đẹp mà bạn đã làm... Hãy thừa nhận và đánh giá cao những khoảnh khắc này.

Có những quan điểm khác đi: Khi bạn gặp thách thức, thay vì nói “ôi trời”, hãy hít thở và nhìn sự việc ở góc độ khác, chẳng hạn như “cơ hội đây rồi”, “khả năng tận dụng đây rồi”, hay điều gì đó mới mẻ và đáng để học hỏi.

Chuyển sự tập trung của bạn: Thay vì “có chuyện gì ở ngoài kia?” hãy chuyển thành “có chuyện gì ở trong này?”

lai-yeu-em-cuoc-doi-oi-pham-thi-sen-nau-an
cô Phạm Thị Sen nấu ăn
Chúng ta có xu hướng tập trung vào những điều bên ngoài mình, chẳng hạn như nhìn vào người khác, vào thành công, sở hữu và địa vị của họ. Bây giờ, hãy chuyển sang tập trung vào tài sản nội tâm của bạn, chẳng hạn như hạnh phúc, sự thanh thản, lòng nhiệt tình, sự tử tế… của bạn. Bạn sẽ tận hưởng sự thú vị, thưởng thức cuộc đời này khi khám phá các giá trị ấy. Hãy khiến các giá trị của bản thân (hạnh phúc, lòng tốt, sự trung thực…) trở thành “hệ điều hành” của bạn, tức là hướng dẫn suy nghĩ - lời nói - hành động của bạn.

Xuôi dòng: Để thực sự yêu cuộc sống, chúng ta phải chấp nhận mọi tình huống đến với mình. Xuôi dòng bao giờ cũng dễ dàng hơn ngược dòng phải không nào? Vậy thì cứ “xuôi dòng” với cuộc đời. Sự việc đến rồi đi. Đừng để cảm nhận của bạn bị “tù đọng” trong một tình huống nào đó đã hay chưa xảy ra mà cứ tiếp tục đón nhận những gì đang đến.

lai-yeu-em-cuoc-doi-oi-pham-thi-sen-innerspace
cô Phạm Thị Sen dạy học
Cứ tiếp tục tiến: Chìa khóa để không bị mắc kẹt là sự tha thứ cho bản thân và người khác. Hãy nhìn vào cái tốt nhất ở bản thân và người khác. Điều này ngăn chúng ta rơi vào những vết nứt cảm xúc tiêu cực mà có thể bẫy chúng ta. Sau đó, chúng ta có thể tiếp tục tiến lên một cách nhẹ nhàng và khám phá những điều mới.

Viết thư cho mình: Viết ra những điều bạn làm tốt, mang lại lợi ích cho bản thân, cho gia đình và khu vực bạn đang sống. Luôn cho phép bạn nhìn thấy mặt tích cực này của chính mình.
Tạo cộng đồng: Một hành vi tử tế gây ra hiệu ứng gợn sóng và giúp tạo ra cảm giác cộng đồng giữa chúng ta. Khi chúng ta phục vụ những người khác bằng sự tử tế, sự tử tế sẽ trở lại với chúng ta.

Đánh dấu sự quan tâm của bạn: Bạn thích làm gì? Âm nhạc, đi bộ, vẽ, bóng đá… Hãy dành thời gian để làm những việc mà bạn thực sự thích.
>> Đọc bài SỐNG ĐỂ LÀM GÌ? <<
Ngủ ngon: Nhiều người trong chúng ta, dù đã xong việc nhưng vẫn không thể dừng dòng chảy suy nghĩ về công việc hoặc các thách thức xảy ra trong ngày cho đến khi đang nằm trên giường.

Do đó, bạn hãy dành ít nhất 5 phút để gói ghém mọi thứ. Bạn ghi nhận những điều tốt đẹp đã xảy ra trong ngày, chấp nhận những thách thức, rút ra bài học kinh nghiệm. Bạn cũng có thể xem lại những gì diễn ra trong ngày mà bạn không thích và thực hiện lại nó theo cách bạn muốn điều ấy diễn ra.

lai-yeu-em-cuoc-doi-oi-pham-thi-sen

Sau cùng, cho phép tâm trí mình hoàn toàn nhẹ nhàng, buông trôi cảm xúc tiêu cực và làm đầy mình bằng cảm xúc tích cực  để hoàn toàn “có mặt” trong gia đình, trong căn phòng của bạn và đi vào giấc ngủ. Như vậy, bạn sẽ thức dậy tích cực hơn và tươi mới.

Phạm Thị Sen
Trung tâm Inner Space TP.HCM


Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

Người phụ nữ New Zealand "làm giàu" tại Việt Nam - Trish Summerfield |InnerSpace Việt Nam|

Trish Summerfield đến Việt Nam năm 1998, Cô đã từng nghĩ chỉ ghé Việt Nam vài tháng, vậy mà cô đã ở Sài Gòn suốt 20 năm qua. Bằng nhiều tình yêu thương, chân thành và ước mơ được khám phá và tìm ra cách để mang lại sự thay đổi tích cực cho bản thân và cuộc sống, cô Trish đã hướng dẫn nhiều khóa đào tạo, tập huấn trong lĩnh vực Tư duy tích cực, Giá trị sống, Quản lý giận dữ, Lãnh đạo nội tâm... tại nhiều quốc gia và ở Việt Nam là diễn giả qua hơn trăm chương trình Quà tặng cuộc sống trên VTV2, chương trình Người đương thời VTV1...
trish-summerfield-nguoi-phu-nu-new-zealand-lam-giau-tai-viet-nam
Cô Trish Summerfield (bìa trái) tại lễ kỉ niệm 20 năm InnerSpace Việt Nam
Tôi biết Trish Summerfield khi đến Inner Space Hà Nội - một chương trình vì mục đích mang lại sự thay đổi tích cực trong mỗi người với nhiều khóa học, hội thảo chuyên đề không tính phí cho cộng đồng.

Chị đã hướng dẫn nhiều khóa đào tạo, tập huấn trong lĩnh vực Tư duy tích cực, Giá trị sống, Quản lý giận dữ, Lãnh đạo nội tâm.. tại nhiều quốc gia và ở Việt Nam chị là diễn giả quen thuộc qua hơn trăm chương trình Quà tặng cuộc sống trên VTV2, chương trình Người đương thời VTV1...

Nhưng phải đến khi tôi tham dự trực tiếp buổi hội thảo “Học từ cuộc sống” hôm 7/11 vừa rồi, tôi mới nhận ra Trish là một người nước ngoài “giàu có” theo cách vô cùng đặc biệt. Những ngày cuối thu Hà Nội, tôi có may mắn gặp lại Trish để có buổi trò chuyện riêng và tìm hiểu cách “làm giàu” của người phụ nữ này.

trish-summerfield-nguoi-phu-nu-new-zealand-lam-giau-tai-viet-nam
Theo dòng sự kiện kỷ niệm 20 năm Inner Space tại Việt Nam
Chị Trish này, nhiều người nói với tôi họ đến Inner Space để làm giàu tâm hồn bằng những giá trị sống và vẻ đẹp nội tâm. Tôi cũng nghe nói chị là “đại gia” nhờ biết cách “làm giàu” cho mình và người khác?

Tôi không hoàn toàn chắc tôi là “đại gia” mà tôi vẫn đang trong quá trình khám phá và “làm giàu” những vẻ đẹp tâm hồn của mình và người khác. Về mặt vật chất, nếu bạn hỏi mọi người vì sao họ muốn thành đại gia và tiền bạc có ý nghĩa như thế nào với họ thì thông thường họ sẽ nói họ cảm thấy tiền bạc có thể tạo ra niềm hạnh phúc mà họ thì đang khao khát hạnh phúc. Nhưng sự thật thì tiền bạc không thể tạo ra mối quan hệ tốt đẹp và làm chúng ta thực sự hạnh phúc. Đôi khi chúng ta làm việc rất vất vả để có hạnh phúc thông qua tiền bạc và thậm chí còn mất đi mối quan hệ rồi cảm thấy xì trét.. Thật ra khi đó chúng ta đã thiếu đi những giá trị, đức hạnh như sự chân thành, khoan dung, lòng trắc ẩn, tích cực, yêu thương... Vì vậy, ở đây chúng tôi xây dựng những kho báu nội tâm để có được niềm hạnh phúc cho chính mình và đưa chúng vào các mối quan hệ với mọi người xung quanh.

trish-summerfield-nguoi-phu-nu-new-zealand-lam-giau-tai-viet-nam
Trish Summerfield - Khóa học tại InnerSpace Tân Phú
Vậy làm thế nào để giúp mọi người nhận ra vẻ đẹp và giá trị nội tại của mình trong bối cảnh hiện nay phần đông chạy theo những giá trị vật chất, tiền tài, danh vọng, địa vị và cuộc sống thì ngày càng có nhiều biến động, căng thẳng trong các mối quan hệ?

Một trong những cách chúng tôi đã và đang làm thông qua các khóa học và hội thảo hoàn toàn miễn phí cho cộng đồng để học viên nhận ra bản chất của mỗi người là tích cực và khi tiêu cực thì tất nhiên mình sẽ không cảm thấy ổn thỏa từ bên trong. Trong thế giới ngày nay, có hàng nghìn lí do để trở nên tiêu cực. Bằng cách để mình ra khỏi làn sóng tiêu cực và bắt đầu nghĩ về những điều tốt đẹp, bạn có thể chuyển hóa mối quan hệ và tạo ra nhiều thay đổi. Ví dụ đơn giản bạn có thể áp dụng ngay là nói với những người thân thiết của mình về bất kì phẩm chất, điểm tốt đẹp gì bạn học được từ họ. Điều này sẽ nâng đỡ và giúp cho họ có thêm rất nhiều sức mạnh để phát huy những điều tích cực đó.

Khi chúng ta tích lũy một kho báu đầy ắp yêu thương, bình an, sức mạnh, tình cảm trong sáng..., chúng ta sẽ có thể dễ dàng trao đi, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp và “làm giàu” cho người khác. Và rồi chính chúng ta lại nhận được nhiều niềm vui và hạnh phúc hơn nữa. Đó có phải là quy luật của cuộc sống?

Đúng là như vậy, vì nếu chúng ta hỗ trợ người khác theo bất kì cách nào để giúp họ mạnh mẽ hơn nên khi họ nghĩ về chúng ta, họ sẽ có nhiều tình cảm tốt đẹp. Điều đó sẽ quay trở lại chính chúng ta. Ngược lại, nếu chúng ta làm ai đó đau khổ, chúng ta sẽ cảm thấy bên trong mình không ổn, bất an, mệt mỏi và bị mất mát. Thực tế đáng tiếc là chúng ta thường dễ bất cẩn khi tạo ra những điều tiêu cực và sau đó lại thắc mắc vì sao mình không hạnh phúc.

trish-summerfield-nguoi-phu-nu-new-zealand-lam-giau-tai-viet-nam
Theo dòng sự kiện kỷ niệm 20 năm Inner Space tại Việt Nam
Tôi đã từng nghĩ một phụ nữ phương Tây sẽ gặp nhiều thách thức về tư duy, văn hóa và lối sống khi đến Việt Nam. Nhưng khi tham gia chương trình của chị, tôi cảm thấy hình như chị hiểu người Việt Nam hơn ngay cả chúng tôi. Điều gì đã giúp chị gắn bó với con người Việt Nam và luôn giữ được lòng nhiệt tình và mong muốnlàm nhiều công việc phục vụ cộng đồng tại đây?

Tôi đã ở Việt Nam 17 năm và đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu về cuộc sống xung quanh. Tôi không nghĩ là tôi có thể hiểu các bạn hơn vì điều đó không dễ dàng gì và rất sâu sắc. Tôi cũng có kinh nghiệm sống tại Nhật Bản trong 4 năm và nó giúp tôi phần nào khi hiểu về sự khác biệt giữa các nền văn hóa. Tôi thường xuyên tự tìm hiểu về bản thân, quan sát mình và những điều xung quanh, học hỏi và áp dụng những gì học được từ các nền văn hóa. Chính điều đó đã giúp tôi trân trọng và gắn bó với mảnh đất này.

Chị có thể chia sẻ một kỉ niệm vui trong những năm tháng chị sống và làm việc tại Việt Nam?

Mới đây thôi sau khi một buổi hội thảo tại Inner Space kết thúc, một chị đến gặp tôi và nói “Cảm ơn trung tâm Inner Space. Chồng tôi đã thay đổi và anh ấy đã giúp tôi thay đổi. Giờ chúng tôi biết cách nghĩ tích cực về con trai và cả gia đình đã hạnh phúc hơn rất nhiều”. Chồng chị là một học viên ở Inner Space cách đây rất lâu rồi. Nhiều học viên khi rời Inner Space với gương mặt rạng rỡ và vui vẻ hơn. Tất cả những điều đó khiến tôi vô cùng hạnh phúc.

Cảm ơn chị về buổi nói chuyện ý nghĩa này.

>> Đọc tiếp bài "XÔNG ĐẤT TÂM HỒN - Trish Summerfield" <<

trish-summerfield-nguoi-phu-nu-new-zealand-lam-giau-tai-viet-nam
Cô Trish Summerfield đang hướng dẫn học viên tại Inner Space Bình Triệu

Bùi Giang (thực hiện)

Nguồn: www.giadinhvietnam.com

Link chi tiết: http://www.giadinhvietnam.com/nguoi-phu-nu-tay-lam-giau-tren-dat-ta-d75848.html

>>> 20 năm InnerSpace tại Việt Nam <<<

Những bài viết liên quan:

CHỮA LÀNH TRÁI TIM VÀ TÂM HỒN

CON NGƯỜI CÓ THỂ THẮNG ĐƯỢC TIÊU CỰC CỦA XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

Cô Trish Summerfield - 20 NĂM DẠY HỌC MIỄN PHÍ TẠI VIỆT NAM


Tags: TRISH SUMMERFIELD, DIỄN GIẢ TRISH SUMMERFIELD, CÔ TRISH SUMMERFIELD, BÀ TRISH SUMMERFIELD, CHỊ TRISH SUMMERFIELD, Trung tâm InnerSpace, InnerSpace Việt Nam


Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2018

KỸ NĂNG CHA MẸ - Tại sao trẻ lại tự ti, cao ngạo, ganh tị?

Ngoài bản năng tự nhiên, trong bối cảnh môi trường xã hội thay đổi liên tục như hiện nay, cha mẹ cần phải có kiến thức và kỹ năng về nuôi dạy con. Đó là những hiểu biết giúp trẻ lớn lên cả về thể xác lẫn tâm hồn. Chúng ta có nhiều bệnh viện và nơi tư vấn chữa những nỗi đau thể xác, nhưng có rất ít nơi hướng dẫn chữa lành nỗi đau tâm hồn. Lúc trẻ còn nhỏ, cách nuôi dạy của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời chúng.

ky-nang-cha-me-tai-sao-tre-lai-tu-ti-cao-ngao-ganh-ti

Khóa Học KỸ NĂNG CHA MẸ - Tại sao trẻ lại tự ti, cao ngạo, ganh tị?
Thời gian: 9:00AM – 12:00AM, T7 07/07/2018
Thời lượng: 1 Buổi.
Đối tượng: Khóa học dành cho học viên từ 18 tuổi trở lên.
Địa điểm: 75/2-4, Lý Thánh Tông, P.Tân Thới Hòa, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.
Đăng ký: Trung Tâm Inner Space không nhận đăng ký qua website, google+ hay facebook.
Cách 1: Gọi điện thoại 028 626 40 535 - (028) 6658 7405 
Cách 2: Qua link online http://bit.ly/KyNangChaMeT7. Tiếp đó, bạn vui lòng kiểm tra email đã đăng ký sau 30 phút để xác nhận "Chắc chắn tham dự khóa học", lúc này bạn mới có tên trong danh sách chính thức của khóa học.

HỌC PHÍ:

Inner Space hoạt động dựa vào sự đóng góp từ các tình nguyện viên, học viên và cộng đồng. Với thiện chí phục vụ cộng đồng, tất cả các hoạt động tại Inner Space đều không tính phí. Học viên có thể tự nguyện bỏ vào HỘP ĐÓNG GÓP tại phòng học. Mọi đóng góp tự nguyện của các học viên đều nhằm mục đích duy trì các hoạt động của Inner Space phục vụ cộng đồng.



ĐÔI NÉT VỀ INNER SPACE


Inner Space hoạt động không vị lợi nhuận và tự trang trải về mặt tài chính (hoạt động hoàn toàn dựa vào đóng góp tình nguyện từ học viên và các tình nguyện viên). Với mục đích phục vụ cộng đồng và tạo điều kiện để tất cả mọi người tham gia các khóa học, MỌI HOẠT ĐỘNG tại Inner Space đều được tổ chức không tính phí. Nội dung các khóa học, chương trình hướng đến mục tiêu giúp học viên nhận thức đúng về bản thân, từ đó mang lại những thay đổi tích cực bên trong mỗi cá nhân và cho cộng đồng.


DÀNH CHO CÁC BẠN LẦN ĐẦU ĐẾN INNER SPACE TÂN PHÚ


ky-nang-lam-cha-me-trung-tam-innerspace-tan-phu
Hướng dẫn đường đi đến Trung tâm Inner Space Tân Phú, TPHCM



THIEN-INNER-SPACE-TRISH-SUMMERFIELD-VIET-NAM