XÔNG ĐẤT TÂM HỒN - Bài viết đăng trên báo Tuổi Trẻ 22.1.2009. Theo dòng sự kiện kỷ niệm 20 năm Inner Space tại Việt Nam, Trung tâm Inner Space tiếp tục chia sẻ lại bài báo này đến các bạn.
Hình ảnh bài viết trên báo Tuổi Trẻ 22.1.2009 |
Ảnh Bà Trish Summerfield, năm 2017 |
Nhịp sống hiện nay nhanh lên rất nhiều so với ngày xưa, tốc độ sống của con người cũng nhanh hơn. Họ gặp nhiều căng thẳng trong công việc lẫn trong các mối quan hệ hiện tại. Chính vì thế, Tết là thời gian họ từ từ phanh lại, nhìn nhận bản thân mình làm được gì trong suốt một năm qua.
Tám năm trước nhịp sống tĩnh tại hơn nhiều, thời gian, tình cảm của các thành viên dành cho gia đình trong dịp tết dường như cũng trọn vẹn hơn bây giờ. Mặc dù bây giờ có cái tết để chững lại và mọi người hầu như dành thời gian tĩnh lặng cho mình chứ không còn dành nhiều cho bà con, bạn bè.
Hình ảnh cô Trish Summerfield cùng học viên |
Tôi không nghĩ thu nhập liên quan nhiều đến chất lượng cuộc sống. Trên thế giới có nhiều thống kê cho thấy nguồn thu nhập tăng lên nhưng chất lượng sống người dân nước đó chưa hẳn tăng lên. Tôi nói như vậy để thấy rằng Tết là lúc con người hướng về những giá trị truyền thống chứ không chỉ là vật chất. Chỉ cần để ý một chút sẽ thấy những phong tục Tết Việt rất đặc biệt, hầu như mọi thứ đều dồn vào dịp Tết. Chẳng hạn như người Việt thường dọn dẹp, lau chùi nhà cửa sạch sẽ trước khi qua năm mới. Có thể nhiều người không hiểu ra được khi chúng ta sống trong căn nhà không gọn gàng, sạch sẽ cũng không tốt cho sức khỏe chút nào.
Cùng cách hữu hình như thế, nếu năm mới chúng ta dọn dẹp tâm trí sạch sẽ, loại bỏ những vướng mắc thì sẽ tuyệt vời hơn. Trong lớp học của mình chúng tôi thường hỏi trong đầu các anh chị còn hờn giận ai đó không, và mọi người luôn trả lời có ai đó. Tôi nghĩ bản thân người Việt dọn dẹp những chuyện trong năm cũ thì cũng nên bỏ qua những hờn giận với mọi người và ngay chính bản thân mình. Hãy suy nghĩ khoan dung hơn, một người làm gì đó ảnh hưởng không tốt đến chúng ta thì có thể họ đang mắc điểm yếu nào đó mới làm thế. Bởi những hờn giận cũng làm tổn thương chúng ta.
Mỗi một phong tục tập quán của người Việt đều có tầm quan trọng, ý nghĩa nào đó trong đời sống tinh thần, ảnh hưởng bên ngoài lẫn bên trong. Cách đây vài năm, một người bạn đã mời tôi xông đất nhà anh ấy vào năm mới. Đối với tôi đó là một phong tục rất đặc biệt, khi tôi hỏi thì anh ấy giải thích người đầu tiên xông đất sẽ mang lại may mắn cho gia chủ. Tôi nghĩ rằng chúng ta cũng cần xông đất cho thế giới nội tâm của mình vào năm mới.
Cô TRISH SUMMERFIELD - KHÔNG MỆT MỎI TRÊN HÀNH TRÌNH YÊU THƯƠNG |
Tôi chỉ ví dụ từ bản thân mình nhé. Đối với người phương Tây, khoảng thời gian Giáng sinh là lúc mọi người hướng đến thái độ cho và nhận. Dù không theo Thiên Chúa giáo, tôi vẫn lớn lên bởi những phong tục như thế. Ngày trước món quà tặng trong đêm Giáng sinh rất quan trọng, bây giờ việc tặng quà chỉ còn đơn thuần là thói quen, điều quan trọng hơn là cảm xúc dành cho gia đình. Các thành viên quây quần, gặp gỡ, chia sẻ một năm họ trải qua.
Tết ở VN còn có phong tục lì xì (mừng tuổi) đầu năm mới. Nếu các bạn Việt đến thăm tôi, tôi cũng sẽ lì xì nhưng thay vì đưa tiền thì tôi tặng một lời chúc phúc. Người Việt thường quan niệm bạn rút thẻ (xin quẻ) nào trong dịp đầu năm thì nó sẽ đúng với bạn.
Các phong tục dịp lễ tết đều có từ ngàn đời để lại, đằng sau đó ẩn chứa những giá trị đạo đức nên mới được bảo tồn lâu như thế. Vào dịp tết vì sao người dân cảm thấy hạnh phúc hơn vì họ luôn cởi mở trao cho người khác nhiều hơn. Ví dụ như dịp tết họ thường tặng quà cho nhau, theo nghiên cứu những người tự làm quà tặng người khác thì hạnh phúc gấp nhiều lần so với người nhận.
Mỗi phong tục chúng ta đều cần nhìn vào đằng sau nó là gì để dựa vào đó làm nền tảng cho các giá trị sống thay vì nhìn vào bề ngoài. Lúc đó chúng ta sẽ cảm thấy cuộc sống ý nghĩa hơn là đánh giá món quà đó là gì.
* Xin cảm ơn bà và chúc bà năm mới hạnh phúc, thêm nhiều công việc ý nghĩa.
>>> Đọc tiếp bài Người gieo mầm hạnh phúc - Kết nối với sự giàu có của mình
Cô Trish và cô Sen đại diện Trung tâm InnerSpace nhận bằng khen từ Ban chấp hành Hội Khoa Học Tâm Lý - Giáo Dục, 15/04/2018 |
0 bình luận :
Đăng nhận xét