Inner Space Việt Nam, trực thuộc Hội Khoa Học Tâm Lý Giáo Dục TP. HCM và có mặt tại Việt Nam hơn 25 năm, là một trung tâm hoạt động vì cộng đồng chuyên về lĩnh vực sức khỏe tinh thần. Website: InnerSpace.vn | Hotline: 0379996867

Inner Space Việt Nam - Trực thuộc Hội Khoa Học Tâm Lý Giáo Dục TP. HCM số 10/QĐ-HKHTLGD

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2018

Con sẽ dừng nếu bạn biết…!

1) Đừng nói: “Không được ném như thế!” = Con ném đồ chơi, mẹ nghĩ con không còn thích nó nữa, để mẹ đem bỏ thùng rác nghe” 

(Thủ thuật nói/nghe giúp truyền thông cảm xúc bằng thái độ không đối đầu. Câu nói này không những mở giao tiếp mà còn biểu đạt tình hình từ quan điểm của bạn, từ đó cho con cơ hội diễn đạt lại sự việc theo quan điểm của con).

con-se-dung-neu-ban-biet-ky-nang-cha-me

2. Đừng nói: “Lớn rồi mà còn mè nheo hả?” = Lớn vẫn bị bức xúc. Cảm xúc nào cũng sẽ qua.

(Giọng nói phải chân thành. Con càng lớn, càng có vấn đề lớn và bức xúc. Nếu nói ‘lớn rồi, mà còn mè nheo’ là không công nhận cảm xúc của con. Hãy khuyến khích con tránh hoặc giảm thiểu cảm xúc và ngăn ngừa một cách lành mạnh).

3. Đừng nói: “Con dám hỗn ư?” = Con có thể tức giận, nhưng mẹ sẽ không cho phép con hỗn láo với mẹ. Chúng ta cần biết tôn trọng người khác.

(Lời nói của bạn là thông điệp cho trẻ biết trẻ có quyền bộc lộ cảm xúc của mình, nhưng hành động thiếu tôn trọng là không được. Tách biệt giữa cảm xúc và hành vi giúp trẻ hiểu trẻ có quyền biểu lộ, nhưng phải biết tôn trọng người khác).

5. Đừng nói: “Mặt nhăn như khỉ vậy!” = Có chuyện hả con? Mẹ cùng giải quyết được không?

(Câu nói này cho trẻ biết bạn đang cùng một đội với trẻ, chung tay với trẻ hướng tới một mục đích chung).

6. Đừng nói: “Im đi! Vào phòng ngay” = Mẹ nghĩ chúng ta nên về phòng để bình tĩnh đã.

(Điều này lật kịch bản “mẹ hết chịu nổi” thành “mẹ cũng cần bình tĩnh”, cho phép kết nối lại thay vì cô lập).

7. Đừng nói: “Đi học bài ngay!” = Con muốn làm văn hay toán trước hay …?

(Câu nói mở ra cho trẻ quyền lựa chọn, thay vì bắt buộc và kiểm soát). 

>> Đọc thêm bài "Thúc đẩy con học tốt mà không cần so sánh"


con-se-dung-neu-cha-me-biet

8. Đừng nói: Ăn hay mẹ tắt ti vi = Chúng ta có thể làm gì để ăn ngon trong khi xem ti vi?

(Bạn đang chuyển trách nhiệm tìm ra giải pháp về phía con).

9. Đừng nói: “Phòng bừa bộn như chuồng heo!” = Chúng ta dọn sạch chỗ này được không? Mẹ sẽ giúp con một tay.

(Chuyển từ than phiền, thành bắt đầu, tạo đà và động lực).

10. Đừng nói: “Đi chưa? Trễ giờ rồi!” = Con cần làm gì để mình đúng giờ?

(Cho phép trẻ suy nghĩ qua quá trình chuyển tiếp trong cuộc sống – giữa công việc này và công việc khác).

11. Đừng nói: “Nín, mọi người nhìn con kìa!” = Ra chỗ góc riêng kia và chúng ta cùng giải quyết.

(Bạn đang củng cố ý thức đồng đội mà không gây chú ý đến hành vi của con) 


=> Xem thêm bài "Làm gì khi trẻ khóc"


con-se-dung-neu-ban-biet-ky-nang-cha-me
Hình ảnh một khóa học do cô Trish Summerfield hướng dẫn

THIỀN ĐỊNH INNERSPACE LÀ GÌ? Đọc chi tiết tại đây.


0 bình luận :

Đăng nhận xét


THIEN-INNER-SPACE-TRISH-SUMMERFIELD-VIET-NAM