Theo dòng sự kiện kỷ niệm 20 năm Inner Space tại Việt Nam |
Cô Trish Summerfield - Hiện là cố vấn InnerSpace |
Minh Tâm, một SV, chia sẻ: “Trong cuộc sống không ít lần tôi đã “nói dối vô hại” để tránh gây cảm xúc không tốt, thậm chí thiệt hại cho người thân, bạn bè”. Dù ai cũng khẳng định trung thực là một đức tính tốt đẹp nhưng một số ý kiến cũng đồng cảm với Tâm khi thú thật đã không ít lần thiếu trung thực bởi “tình thế bắt buộc”, “hoàn cảnh đặc biệt”...
Hình ảnh: Học viên tham dự khóa học tại Trung tâm InnerSpace |
Nền móng của “bức tường tin cậy”
“Nhưng đôi khi lời nói dối khiến người ta thích thú, tin tưởng mình hơn, mối quan hệ vì thế cũng được củng cố” - chị Hồng Nga tranh luận.
Không phản bác, bà Trish chia những người tham dự thành bốn nhóm nhỏ trao đổi về hậu quả của những lời nói dối. Kết quả cái được tưởng nhiều hóa ra lại rất ít và không bền vững; ngược lại cái hại rất lớn đến nỗi hủy diệt mối quan hệ đó, nhất là khi sự dối trá ấy bị phát hiện. Cũng vậy, theo bà Trish, những lời “nói dối vô hại” thật ra cũng chỉ là sự trì hoãn khiến chúng ta mất thêm thời gian để biết và chấp nhận thực tế.
Nguy hiểm hơn, sự thiếu trung thực có thể khiến các bậc cha mẹ tự đánh mất hình ảnh tốt đẹp của mình trước con cái. Bà Trish kể về một phụ nữ không ủng hộ sếp nhưng chồng chị lại khuyên cứ làm ra vẻ ủng hộ để được lòng sếp. Vô tình nghe bố mẹ nói, cô con gái buột miệng: “Nếu là con, con nghĩ thế nào thì nói thẳng, việc gì phải thế”. Bà nhận xét: nhiều bậc cha mẹ dạy con bao điều hay lẽ phải nhưng chính họ lại không làm hoặc làm ngược lại.
Theo đề nghị của bà, các nhóm chung tay vẽ “bức tường tin cậy” trong các mối quan hệ. Rất thú vị khi hầu hết đều vẽ nền móng của bức tường là sự trung thực. Có nhóm còn vẽ chi tiết những viên gạch: sự quan tâm, chia sẻ, tôn trọng, cảm thông... và được liên kết bằng một trái tim yêu thương.
Không gian khóa học ở InnerSpace Bình Triệu |
Bà Trish Summerfield tạm rút ra nhận định từ trao đổi của các nhóm: khi trung thực, ta sống với thực tế và nhìn sự việc như chính bản thân nó. Người trung thực không bào chữa cho hành động của mình, vì bào chữa là tự lừa dối mình, sau đó là lừa dối người khác. Trung thực cho phép ta chịu trách nhiệm về những lỗi lầm của bản thân và những hậu quả của nó. Ta có thể “ôm thất bại” như bài học kinh nghiệm để tiến về phía trước, chứ không đổ trách nhiệm cho người khác khiến họ mất niềm tin với ta.
Cô Trish Summerfield - Phiên dịch cô Phạm Thị Sen |
Bà Trish Summerfield: Cần hiểu rằng nếu thiếu trung thực hoặc cho phép mình “nói dối vô hại” dù chỉ một lần, khả năng nói dối ở những tình huống khác rất cao. Hậu quả: không chỉ chất lượng các mối quan hệ của chúng ta bị đe dọa mà lương tâm của chính ta cũng bị dằn vặt.
Khi dám đối mặt với thách thức, ta sẽ có khả năng ứng phó nhuần nhuyễn hơn đối với những thử thách tiếp theo chắc chắn sẽ có. Đời người ai chẳng có lúc mắc sai lầm, quan trọng là cách xử trí với sai lầm như thế nào...
>>> Đọc tiếp bài Cô Trish Summerfield - Người Gieo Mầm Hạnh Phúc
0 bình luận :
Đăng nhận xét