Inner Space Việt Nam, trực thuộc Hội Khoa Học Tâm Lý Giáo Dục TP. HCM và có mặt tại Việt Nam hơn 25 năm, là một trung tâm hoạt động vì cộng đồng chuyên về lĩnh vực sức khỏe tinh thần. Website: InnerSpace.vn | Hotline: 0379996867

Inner Space Việt Nam - Trực thuộc Hội Khoa Học Tâm Lý Giáo Dục TP. HCM số 10/QĐ-HKHTLGD

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

THIỀN INNERSPACE là học "Làm chủ bản thân"

co-trish-summerfield-thien-innerspace-la-lam-chu-ban-than

THIỀN INNER SPACE (Tên cũ: Bình an nội tâm - Sức mạnh nội tâm)

Trong suốt lịch sử, các hình thái thiền khác nhau đã xuất hiện và phát triển. Mỗi người tập trung vào các phương pháp và thực hành cụ thể để đạt được bất cứ điều gì từ sự giải phóng cá nhân,
từ ảo ảnh và đau khổ đến sự hoàn thiện của ý thức và tính cách; từ khôi phục mối quan hệ chính xác giữa tâm trí và cơ thể đến biết được niềm an lạc có được từ nhận biết bản thân; và một mối quan hệ thân mật với tạo hóa để không còn cảm giác chia lìa nữa.

Từ thiền, còn được một số người gọi là yoga. Yoga có nghĩa là “đoàn tụ”. Nó thường đề cập đến sự đoàn tụ của ý thức cá nhân với ý thức vũ trụ, thường được gọi là Tạo hóa. Với sự nhấn mạnh ngày nay về sức khoẻ thể chất và thể hình, nhiều người nghĩ yoga chỉ là những tập thể dục - asana hoặc các tư thế - nhưng đó chỉ là những khía cạnh hời hợt được gọi là “'khoa học mở ra tiềm năng vô hạn của tâm trí và tâm hồn con người”.

 >>> Đăng ký học thiền đinh InnerSpace <<< 

trish-summerfield-thien-innerspace-hoc-lam-chu-ban-than

Một số loại yoga:

• Hatha Yoga - một hệ thống các tư thế thể chất, hoặc asana, có mục đích cao hơn là thanh lọc cơ thể, tạo ra một nhận thức và kiểm soát các trạng thái bên trong và làm cho nó phù hợp với thiền định.

• Karma Yoga – phục vụ vô vị lợi đối với người khác mà không dính dáng đến kết quả và thực hiện mọi hành động với ý thức rằng tạo hóa truyền cảm hứng.

• Mantra Yoga - tập trung ý thức bên trong thông qua japa, hoặc lặp đi lặp lại một số âm thanh từ gốc phổ quát đại diện cho một khía cạnh cụ thể của Thần Khí.

• Bhakti Yoga - lòng mộ đạo quy phục, qua đó người ta cố gắng nhìn thấy và yêu mến sự thánh thiện ở mọi sinh vật và mọi thứ, do đó duy trì sự thờ phượng không ngừng.

• Yoga Jnana (Gyana) - con đường của sự thông thái, nhấn mạnh việc đánh thức trí tuệ (mở mắt thứ ba) và sau đó áp dụng “trí thông minh phân định” để đạt được sự giải phóng tâm hồn.

• Raja Yoga - con đường hoàng gia hay cao nhất của Yoga.

khoa-hoc-thien-innerspace-la-hoc-lam-chu-ban-than

1. Làm rõ thiền định là gì? (Nhiều bạn trẻ chưa hiểu được sự khác nhau giữa thiền định và yoga)

Về cơ bản thiền định và yoga là giống nhau, đều có ý nghĩa là kết nối, chẳng hạn như, kết nối với hơi thở (như thiền Vipassana, thiền Tây tạng hoặc dạng thiền Anapanasati của đạo phật); với hình ảnh (một số dạng thiền của thiên chúa giáo); với một ngọn nến (thiền Pagan); với âm thanh/chú niệm (Thiền không dựa trên thực nghiệm hoặc thiền phật giáo Soka Gakka) để trấn tĩnh tâm trí hoặc Tập trung chú ý chỉ đơn giản là quan sát suy nghĩ (Thiền Zen và một số dạng thiền Tây Tạng và Vipassana).

Trong tiếng Anh, thiền định là Meditation, bao gồm Medit = heal (chữa lành) và Ation = art/act/process of healing (nghệ thuật/hành động/tiến trình chữa lành). Do vậy, thiền định là một nghệ thuật sống lành mạnh/một cách sống chủ động để sửa chữa những gì không lành mạnh.

Ngày nay, người ta sử dụng thuật ngữ hatha yoga là yoga theo động tác cơ thể để rèn luyện sức khỏe thể chất.

khoa-thien-innerspace-la-lam-chu-ban-than-hoc-15-buoi

2. Thiền InnerSpace là gì?

Là sự kết hợp cá nhân của bốn thực hành hằng ngày: Thiền định, chiêm nghiệm, ứng dụng và đóng góp.

Người học được hướng dẫn rõ ràng về nhân dạng thật sự và bản chất của ‘bản thân’, nhân dạng thật sự và bản chất của cội nguồn thánh thiện, thường được xem là chân lí, cách nhân loại phát triển qua “thời gian” và trong “không gian” vật lí mà chúng ta gọi là Trái Đất.

1) Thiền định: Là vun trồng một nhận thức về bản thân như một tâm hồn/năng lượng và khả năng kết nối lại với năng lượng cốt lõi ban đầu của bản thân/ tâm hồn.

2) Chiêm nghiệm: Là suy ngẫm có chủ ý đối với những thông tin/hiểu biết được tiếp nhận vào bản chất của tâm hồn, chân lí và sự phát triển của con người. Điều này đánh thức mức độ ý thức sâu sắc hơn và thúc đẩy nhận thức. Chiêm nghiệm cũng phản ánh và học hỏi từ những điều “thâm nhập” của bản thân như một kết quả của việc áp dụng những nhận thức như vậy hàng ngày.

3) Áp dụng: Là mang vào thực hành những nhận thức có được từ thiền định và chiêm nghiệm trong khi “cho phép” sự thông thái bên trong xuất hiện và làm nền cho những quyết định và hành động.

4) Đóng góp: Là “phục vụ” cho người khác theo cách thức giúp họ thức tỉnh ý thức của họ với thực tế họ là ai và bản chất thực sự của cuộc sống và sự sống trên thế giới. 

>>> Xem thông tin khóa học 15 buổiThiền định Inner Space <<<

Dien-gia-trish-summerfield-thien-innerspace-la-hoc-lam-chu-ban-than

3. Lợi ích của việc tập thiền định. Lý do các bạn trẻ tìm đến Inner Space.

Thiền InnerSpace là học “Làm chủ bản thân” được thiết kế dựa trên trải nghiệm và những nhu cầu của học viên, đó là tự Đào tạo bản thân nghĩ ít, nghĩ tốt hơn và đạt nhiều hơn qua các hoạt động đa dạng, như suy ngẫm, hình dung, vẽ, chơi và khám phá. Người học không bị buộc phải ngồi ở một tư thế nào đó nhất định, mà có thể hành thiền ngay trong những hoạt động hằng ngày qua các bước sau:

a) Disconnect – ngắt kết nối: Tâm trí chúng ta luôn suy nghĩ về một điều gì đó, thông thường là những điều không cần thiết, lãng phí, sai thời gian hoặc tiêu cực. Chẳng hạn, trong lúc ăn, thì lại nghĩ đến học, trong lúc học, lại nghĩ đến ăn… Những lúc stress hay hạn chót, suy nghĩ trong tâm trí chúng ta như khu rừng già với quá nhiều suy nghĩ, chạy loạn xạ và rất khó tập trung. Vì vậy, trước nhất, họ được học nhận thức các loại suy nghĩ của họ, sau đó, ngắt kết nối với những suy nghĩ lãng phí hay tiêu cực.

b) Connect – kết nối: Với mục đích sống của họ hay những suy nghĩ tích cực và có ích.

c) Reconnect – kết nối lại: Với cuộc sống

Nhiều bạn trẻ disconnect với những thách thức của cuộc sống vì không thích, sau đó, connect với những trò chơi ảo, những thú vui gây hại hoặc đi vào những mối quan hệ tạm thời và quên hẳn reconnect với cuộc sống, do vậy, cứ sống trong ảo tưởng, gây lãng phí thời gian và tàn phá sức khỏe của họ.

Điều các bạn học được qua Thiền làm chủ bản thân này, là lòng tự trọng, quý trọng bản thân và tự tin. 

a) Lòng tự trọng
, xuất hiện khi bạn nhận biết, nhìn ra và trải nghiệm mục đích sống thật sự của mình, sau đó bạn bắt đầu tôn trọng quyền được ở đây của bạn, giá trị của bạn như một công dân có ý thức. Bạn trở nên khiêm tốn một cách tự nhiên.

b) Lòng quý trọng bản thân, cho đến khi bạn nhận ra sự độc nhất của mình, bạn mới đánh giá cao bản thân và thôi so sánh mình với những người khác, hay cố sao chép, cạnh tranh với họ. Khi bạn nhận biết và đánh giá cao sự độc nhất của mình, bạn mới nhận biết rằng cái độc nhất ấy được trao cho bạn như một món quà để bạn nuôi dưỡng và sử dụng, để bạn không gắn kết với nó và giữ khư khư nó như là của riêng mình, bằng không, cao ngạo sẽ đến và bạn quay trở lại ý thức so sánh và cạnh tranh. Vd, các giác quan như mắt, mũi, miệng, tai… cái nào quan trọng hơn? Đây là câu hỏi nực cười bởi mỗi cái đều có giá trị riêng của nó. Tất cả cùng nhau định hình khuôn mặt của một người. Lòng quý trọng bản thân nghĩa là đánh giá cao vị trí của riêng mình nhưng đồng thời, cũng đánh giá cao vị trí và vai trò của những người khác nữa.

c) Lòng tự tin, xuất hiện khi bạn nhận biết tài sản bên trong của bạn và nhận ra rằng bạn có gì đó để đóng góp cho cuộc đời – điều này mang đến cho cuộc đời bạn ý nghĩa và mục đích. Bởi chúng ta tồn tại, nên tất cả chúng ta đều có gì đó để đóng góp. 

>> Xem thêm bài viết Thiền là khám phá vị anh hùng trong bạn


hoc-vien-hoc-thien-innerspace-la-lam-chu-ban-than

4. Thiền InnerSpace có hai sự khác biệt đặc thù:

1) Thiền InnerSpace có thể dễ dàng được lồng ghép vào bối cảnh công việc và cuộc sống gia đình.

2) Thiền InnerSpace đặt trọng tâm cụ thể vào việc nuôi dưỡng “mối quan hệ cá nhân” với chân lí sự thật, chứ không phải là niềm tin tôn giáo hay nghĩa vụ. Nó là một phần của sự đánh thức tâm hồn tự nhiên của một người và nhận thức về bản thân mình như một tâm hồn.

thien-innerspace-la-lam-chu-ban-than

5. Thiền InnerSpace không phải tôn giáo, vì

• Nó không phải là một giáo lý được thuyết giảng để nhằm cải đạo.

• Nó không phải là một hệ thống triết học hay tín ngưỡng được áp đặt trên người khác.

• Nó không được sử dụng để thu hút và gây ấn tượng với người khác một cách hời hợt.

• Nó không phải là phương tiện để kiểm soát người khác.

• Nó không cố gắng để phá vỡ niềm tin của người khác vào những gì họ có thể đã được giữ là đúng sự thật.

• Nó không tìm cách phân chia mối quan hệ trong bất kỳ ngữ cảnh nào.

• Nó không tìm cách tạo ra sự bất hòa ở mọi cấp độ.

thien-moi-luc-thien-innerspace-la-lam-chu-ban-than

6. Thiền InnerSpace là một lối sống

Trong tiến trình thiền, mỗi người sẽ ‘thu nhận’ một số, hoặc không vì:

1) Trung tâm và HỘI NHẬP

Khi thực hành Thiền Inner Space được hội nhập cuộc sống hàng ngày, nó sẽ trở thành “lối sống”. Khi người hành thiền nhận ra nhân dạng thật sự của mình như là thực tại tâm hồn, họ ở trung tâm. Sự căng thẳng và stress thường do “cuộc sống cân bằng” đã biến mất. Từ trạng thái “trung tâm” của ý thức, cân bằng tự nhiên xuất hiện. Sự phân mảnh của bản thân là kết quả từ việc tạo ra nhiều nhân dạng dựa trên vai trò, giới tính, chủng tộc ... sẽ kết thúc khi người hành thiền “hội nhập” mọi vài trò và học cách ‘đóng’ vai trò thay vì tìm kiếm cảm nhận nhân dạng qua vai trò.

2) Dọn sạch và PHỤC HỒI

Thông qua thực hành thiền và chiêm nghiệm liên tục, người hành thiền nhìn thấy rõ nhiều ảo tưởng và ảo giác được đồng hóa qua thời gian và giờ tạo thành nhiều lớp tín ngưỡng sai lạc trong ý thức. Thực hành làm xuất hiện “nhận biết” điều gì là thật cho bản thân, từ đó tác động làm sạch ý thức, tức là thanh lọc tâm hồn khỏi ảo tưởng. Điều này cũng có tác động từ từ và nhẹ nhàng khôi phục bản thân về trạng thái thực sự và nguyên thủy.

3) Làm chủ và KHẲNG ĐỊNH

Khi nhận thức xảy ra qua thực hành thiền và chiêm nghiệm được áp dụng hàng ngày trong bối cảnh của hành động và tương tác, người hành thiền dần dần phục hồi khả năng làm chủ tâm trí, trí tuệ và nhân cách của họ. Những thói quen tinh thần cũ và xu hướng cảm xúc từng góp phần gây ra sự tàn phá bản thân, sự bóp méo sẽ biến mất. “Chủ quyền của bản thân” đang dần được khẳng định lại.

4) Tự do và HỢP NHẤT

Tầm quan trọng trong việc thực hành thiền InnerSpace là sự thừa nhận rằng bản thân / TÂM HỒN không còn tự do. Thông qua bốn thực hành, bạn nhận biết rằng ở đâu, có bất cứ gắn kết nào, thì bạn không thể có tự do trong tâm hồn. Gắn kết được nhận biết là nguyên nhân gốc rễ của mọi stress, đau khổ và buồn phiền. Khi bản thân tự dọn sạch và tự giải phóng mình khỏi những niềm tin và thói quen cũ, những nhận thức và thái độ cũ, đối với những gì mà bản thân đã gắn kết, dần có cảm nhận hài lòng và niềm vui gia tăng = hai hình thức của hạnh phúc. Khi tách bạch được nhận thức là trạng thái ‘tự nhiên’ nhất của ý thức, người hành thiền sẽ “kết nối minh bạch” với người khác mà không cá nhân hóa/ ham muốn. Điều này dẫn đến cả tầm nhìn và cảm giác đoàn tụ trong mối quan hệ với người khác bất kể lịch sử cá nhân họ là gì.

5) Hướng thượng và TRỰC GIÁC

Một trong những điểm nổi bật của thiền InnerSpace là ý định thanh khiết của người hành thiền để khôi phục và duy trì mối liên hệ cá nhân và nguồn cội chân lí. Vì điều này, mà nhiều người tưởng lầm InnerSpace là một dạng tôn giáo khác. Hiếm khi nó được nhận thức rằng nỗ lực ở trong trạng thái đoàn tụ với chân lí là một quá trình qua đó ý thức con người được “hướng thượng”. Nó nâng tâm hồn khỏi thói quen cũ, nghĩa là vượt khỏi đau khổ và bóng tối. Những thói quen này thường được gọi là “những thói tật”. Khi thực hành thiền InnerSpace trở nên tự nhiên, tâm hồn “cởi bỏ” tấm màn ảo tưởng đã được tích lũy theo thời gian. Thói tật được thay thế bằng đức hạnh. Không chỉ là ý thức được thanh lọc khỏi những khuynh hướng bạo lực của nó mà tự nhiên trở nên “như thánh thiện”. Kết quả là tâm hồn có thể tiếp cận và tái xuất hiện kiến ​​thức và sự thông thái của nó về mặt trực giác.

di-hoc-thien-innerspace-la-lam-chu-ban-than

7. Cách nào để nhận biết rằng bạn đang thiền đúng?

Bạn sẽ có:

a) Suy nghĩ tích cực: Khi bạn ý thức rõ mục đích sống của mình, bạn chỉ có những suy nghĩ tích cực về bản thân và về những người khác. Không phê phán, ghen tị, sợ hãi, tuyệt vọng…

b) Tâm trí bạn sáng tỏ: Không còn sự lẫn lộn hay suy nghĩ lãng phí nữa mà tập trung.

c) Không còn những mâu thuẫn nội tâm:
Lương tâm cắn rứt, trải nghiệm tội lỗi hay xấu hổ, lo lắng về bản thân hay người khác, hoang mang, không biết đúng hay sai, tốt hay xấu, thật hay giả - tất cả đều là những mâu thuẫn nội tâm và là dấu hiệu của ý thức sống không rõ ràng.

d) Suy xét nội tâm: Khi bạn suy xét nội tâm, bạn hồi đáp hơn là phản ứng. Bạn có thể suy nghĩ một cách có ý thức và ra quyết định xem mình làm hoặc nói gì và bằng cách nào, hơn là tự động phản ứng từ phông nền thói quen của bạn. 

tuoi-tre-hoc-thien-innerspace-la-lam-chu-ban-than

8. Thiền định có giới hạn độ tuổi nào không, cách thức thiền định ở mỗi độ tuổi khác nhau có khác nhau không?

Không. Đương nhiên mỗi lứa tuổi, nhu cầu hoạt động và sinh hoạt khác nhau. Đối với trẻ em, chỉ cần cho các em tô màu, chơi và trải nghiệm những câu suy nghĩ tích cực là đủ. Thời gian cho các em chỉ khoảng 15 đến 30 phút. Đối với trẻ vị thành niên, các em cần được giải thích, đóng kịch, làm việc theo nhóm, đối với thanh niên, cần tư duy và sinh hoạt nhóm, đối với người lớn, cần có sự liên hệ đối với cuộc sống và công việc của họ. Đối với người lớn tuổi, cần liên hệ đến nhu cầu sức khỏe của họ. Tuy nhiên 3 bước cơ bản chung cho mọi lứa tuổi vẫn là:

a) Hiểu:

Tâm hồn là nguồn của những phẩm chất tích cực, có sẵn để sử dụng hằng ngày.

Tiến trình trong đó hoạt động thế nào?

b) Nhận thức:

Suy nghĩ và thái độ ảnh hưởng đến mối quan hệ, mang đến hoặc hạnh phúc hoặc đau buồn

Bạn chịu trách nhiệm cho những gì xảy ra trong cuộc đời bạn

Bằng khai thác sức mạnh bên trong, bạn có thể thay đổi tương lai mình.

c) Thực hành:

Khởi đầu: Suy ngẫm về bản thể bên trong, để kết nối với những phẩm chất bên trong và sức mạnh tích cực, tạo sức mạnh để mang đến thay đổi thực tế 

trao-doi-cach-hoc-thien-innerspace-la-lam-chu-ban-than

9. Có quan điểm cho rằng thiền định chỉ hợp với những người lớn tuổi, bậc trung niên hoặc những người có thiên hướng về phật giáo. Thầy/cô, anh/chị thấy sao ạ?

Nếu bạn đói hay mệt, bạn thường nói rằng ‘ăn đã’ hay ‘nghỉ đã’, nghĩa là bạn cần phục hồi năng lượng cho mình trước. Tương tự quy trình NGẮT KẾT NỐI tạm thời với những gì xung quanh, để KẾT NỐI với những phẩm chất, sức mạnh của bạn, sau đó, bạn lại quay trở lại KẾT NỐI LẠI với những gì xung quanh, với cuộc sống và khi đó bạn sẽ có đủ năng lực, sáng suốt để giải quyết công việc của bạn. Việc làm này là cần thiết cho tất cả chúng ta, dù ở lứa tuổi nào, bạn cũng cần nâng cao ý thức của bạn, chỉ sau đó bạn mới có thể xử lý được những thứ tiêu cực. Nếu bạn muốn thay đổi một người, thì đừng chỉ nói mãi về những gì sai ở họ bởi đó là những gì bạn đang nhấn mạnh ở nhận thức của họ. Sẽ đặc biệt quan trọng khi bạn nhận ra bạn cần phải làm việc với mình trước tiên. Nếu bạn muốn thay đổi, hãy chuyển từ ý thức con rối thành ý thức làm chủ, đó là làm chủ bản thân, nghĩa là tập trung vào những phẩm chất tốt đẹp của bản thân. Điều này làm mạnh bản thân và phải được thực hiện hằng ngày bởi rất dễ cho một ý nghĩ tiêu cực xuất hiện và phá hỏng mọi điều. 


0 bình luận :

Đăng nhận xét


THIEN-INNER-SPACE-TRISH-SUMMERFIELD-VIET-NAM